Lịch sử hình thành xã Bình Sơn

Ngày 11/03/2021 21:23:49

 Cách đây 27 năm, mùa xuân 1994 xã Bình Sơn được thành lập theo Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 25/01/1994 của Chính phủ về việc phân vạch hành chính một số xã của tỉnh Thanh Hóa, huyện Triệu Sơn đã điều chỉnh, tách làng Bồn Dồn và làng Thoi của xã Thọ Bình, làng Bao Lâm của xã Thọ Sơn để thành lập xã Bình Sơn. Ngày 14/3/1994 chính thức công bố rộng rãi Nghị định về thành lập xã Bình Sơn. Để đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới, thực hiện đề án của dự án 327 về phát triển kinh tế đồi rừng, Đảng bộ xã lâm thời được thành lập gồm 45 đảng viên, đồng chí Hà Sỹ Quang được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Hà Xuân Thương làm Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã. Thường vụ Đảng ủy-HĐND- UBND- MTTQ và các ban, ngành đoàn thể chính trị chính thức ra mắt, bắt tay vào tổ chức lãnh đạo, vận động nhân dân xây dựng xã nhà.

Bình Sơn là xã miền núi phía Tây Nam huyện Triệu Sơn, với tổng diện tích là 1704,3 ha, cách trung tâm huyện Triệu Sơn 25 km. Phía Đông giáp xã Thọ Bình và Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn; Phía Tây giáp xã Luận Thành huyện Thường Xuân; Phía Nam giáp xã Cán Khê và xã Xuân Thọ, huyện Như Thanh; Phía Bắc giáp xã Xuân Phú và xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân. Dân số trên địa bàn toàn xã là 3355 nhân khẩu, bao gồm 3 dân tộc anh em cùng chung sống: Dân tộc Thái, dân tộc Mường và dân tộc Kinh. Trong thời kỳ kháng chiến, con em xã nhà đã tòng quân lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với tổ quốc, tham gia dân công, thanh niên xung phong, đóng góp một phần công sức nhỏ bé làm nên chiến thắng của toàn dân tộc. Chiến tranh đi qua, vùng đất Bình Sơn đã cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc biết bao người con ưu tú. Trong đó có 13 người con đã anh dũng hy sinh trở thành anh hùng liệt sỹ; nhiều người để lại một phần xương máu trên các chiến trường trở thành thương binh, bệnh binh; hàng trăm người tham gia dân công, thanh niên xung phong phục vụ các chiến trường, tham gia sửa chữa đường xá, cầu cống và các công trình trọng điểm. Những đóng góp đó đã được Nhà nước ghi nhận, trao tặng huân, huy chương, bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác. Đặc biệt có Mẹ Lữ Thị Hán được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, cùng lúc này thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về định canh định cư xây dựng kinh tế mới, nhân dân các xã lân cận trong huyện, ngoài huyện đã đến định cư tại vùng đất Bình Sơn. Từ đó chung sức đồng lòng tích cực thi đua khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn xã.

Ra đời vào thời kỳ đất nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế, ngoài những khó khăn chung, xã Bình Sơn còn có những khó khăn riêng. Đó là cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều thiếu thốn, đườngliên thôn đi lại còn nhiều khó khăn. Song được sự chỉ đạo, quan tâm của Đảng vàNhà Nước đối với xã miền núi đặc biệt khó khăn, cùng với sự cố gắng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trên địa bàn xã Bình Sơn từng bước vươn lên khắcphục những khó khăn, thiếu thốn như: Xây dựng và tu sửa các tuyến đường giao thông, trạm xá, trường học được xây dựng khang trang hơn, xây dựng công sở UBND xã, tu bổ các hồ đập chứa nước, mương máng thủy lợi...Đời sống kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển biến quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để Đảng bộ bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, sâu sắc.

 

Lịch sử hình thành xã Bình Sơn

Đăng lúc: 11/03/2021 21:23:49 (GMT+7)

 Cách đây 27 năm, mùa xuân 1994 xã Bình Sơn được thành lập theo Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 25/01/1994 của Chính phủ về việc phân vạch hành chính một số xã của tỉnh Thanh Hóa, huyện Triệu Sơn đã điều chỉnh, tách làng Bồn Dồn và làng Thoi của xã Thọ Bình, làng Bao Lâm của xã Thọ Sơn để thành lập xã Bình Sơn. Ngày 14/3/1994 chính thức công bố rộng rãi Nghị định về thành lập xã Bình Sơn. Để đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới, thực hiện đề án của dự án 327 về phát triển kinh tế đồi rừng, Đảng bộ xã lâm thời được thành lập gồm 45 đảng viên, đồng chí Hà Sỹ Quang được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Hà Xuân Thương làm Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã. Thường vụ Đảng ủy-HĐND- UBND- MTTQ và các ban, ngành đoàn thể chính trị chính thức ra mắt, bắt tay vào tổ chức lãnh đạo, vận động nhân dân xây dựng xã nhà.

Bình Sơn là xã miền núi phía Tây Nam huyện Triệu Sơn, với tổng diện tích là 1704,3 ha, cách trung tâm huyện Triệu Sơn 25 km. Phía Đông giáp xã Thọ Bình và Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn; Phía Tây giáp xã Luận Thành huyện Thường Xuân; Phía Nam giáp xã Cán Khê và xã Xuân Thọ, huyện Như Thanh; Phía Bắc giáp xã Xuân Phú và xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân. Dân số trên địa bàn toàn xã là 3355 nhân khẩu, bao gồm 3 dân tộc anh em cùng chung sống: Dân tộc Thái, dân tộc Mường và dân tộc Kinh. Trong thời kỳ kháng chiến, con em xã nhà đã tòng quân lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với tổ quốc, tham gia dân công, thanh niên xung phong, đóng góp một phần công sức nhỏ bé làm nên chiến thắng của toàn dân tộc. Chiến tranh đi qua, vùng đất Bình Sơn đã cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc biết bao người con ưu tú. Trong đó có 13 người con đã anh dũng hy sinh trở thành anh hùng liệt sỹ; nhiều người để lại một phần xương máu trên các chiến trường trở thành thương binh, bệnh binh; hàng trăm người tham gia dân công, thanh niên xung phong phục vụ các chiến trường, tham gia sửa chữa đường xá, cầu cống và các công trình trọng điểm. Những đóng góp đó đã được Nhà nước ghi nhận, trao tặng huân, huy chương, bằng khen và nhiều phần thưởng cao quý khác. Đặc biệt có Mẹ Lữ Thị Hán được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, cùng lúc này thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về định canh định cư xây dựng kinh tế mới, nhân dân các xã lân cận trong huyện, ngoài huyện đã đến định cư tại vùng đất Bình Sơn. Từ đó chung sức đồng lòng tích cực thi đua khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn xã.

Ra đời vào thời kỳ đất nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế, ngoài những khó khăn chung, xã Bình Sơn còn có những khó khăn riêng. Đó là cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều thiếu thốn, đườngliên thôn đi lại còn nhiều khó khăn. Song được sự chỉ đạo, quan tâm của Đảng vàNhà Nước đối với xã miền núi đặc biệt khó khăn, cùng với sự cố gắng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trên địa bàn xã Bình Sơn từng bước vươn lên khắcphục những khó khăn, thiếu thốn như: Xây dựng và tu sửa các tuyến đường giao thông, trạm xá, trường học được xây dựng khang trang hơn, xây dựng công sở UBND xã, tu bổ các hồ đập chứa nước, mương máng thủy lợi...Đời sống kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển biến quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để Đảng bộ bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện, sâu sắc.