BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH DẠI
Theo thông báo của trung tâm y tế huyện Triệu sơn , trên địa bàn huyện bệnh dại đang diễn biến phức tạp đã có bện nhân tử vong do bệnh dại .Kính mời toàn thể nhân dân đón nghe chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe với nội dung Phòng ngừa bệnh dại tại cộng đồng.
1. BỆNH DẠI LÀ GÌ?
Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng cấp tính do bị nhiễm vi rút Dại. Súc vật dại cắn người thường là chó, mèo, … Tuy nhiên, không chỉ có chó, ở Trung và Nam Mỹ đàn dơi hút máu, đàn dơi ăn hoa quả và dơi ăn côn trùng cũng mang virút Dại. Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (95-97%)
Bệnh rất nguy hiểm vì khi đã lên cơn Dại thì 100% bệnh nhân tử vong.
2. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH DẠI:
Người bị con vật nhiễm virus dại cắn sẽ ủ bệnh trong khoảng 2-8 tuần lễ (có thể chỉ khoảng 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài 1 năm, thậm chí lâu hơn). Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vị trí vết cắn và số lượng virus xâm nhập cơ thể qua vết cắn. Cơn dại bắt đầu với cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, khó chịu và cảm giác dị thường liên quan đến vết thương do súc vật cắn. Mỗi khi nhìn thấy nước hoặc uống nước, cơ nuốt co thắt làm cho bệnh nhân sợ hãi. Sau đó, bệnh tiến triển đến liệt, có cơn điên cuồng hoặc co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 đến 6 ngày, đôi khi lâu hơn. Nạn nhân chết do liệt cơ hô hấp. Tất cả những bệnh nhân đã lên cơn dại đều tử vong.
3. BỆNH DẠI LÂY TỪ NGƯỜI SANG NGƯỜI:
Người mắc bệnh dại là do virus dại từ nước dãi của súc vật nhiễm bệnh truyền vào cơ thể qua vết cắn (hoặc vết cào, vết rách, xước trên da, thậm chí qua niêm mạc còn lành lặn). Sự lây truyền bệnh dại từ người sang người có thể xảy ra nếu trong nước dãi của người bị bệnh có virus dại và truyền qua người lành qua vết cắn.
4. CÁCH XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG DO SÚC VẬT CẮN:
Khi bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng phải coi như một trường hợp cấp cứu. Phải rửa kỹ vết thương ngay bằng nước xà bông đặc, nước muối hoà đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc... không nên băng kín vết thương.
5. NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHẢI ĐI TIÊM PHÒNG VACXIN PHÒNG DẠI VÀ HUYẾT THANH KHÁNG DẠI NGAY:
- Bao gồm các trường hợp người bị súc vật cắn mà con vật lên cơn dại hoặc nghi dại; vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ; hoặc ở các vị trí khác nhưng có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu; không theo dõi được con vật; con vật đó nghi ngờ bị bệnh dại; tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó có súc vật bị dại.
Các trường hợp khác:
- Cần theo dõi con vật trong 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt v.v phải đi tiêm phòng ngay. Nếu sau 15 ngày, kể từ khi người bị con vật cắn mà con vật đó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm phòng.
- Phải tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với từng loại vaccine dại. Trong thời gian tiêm không nên làm việc quá sức, không uống rượu và dùng các chất kích thích. Không dùng các thuốc làm giảm miễn dịch của cơ thể... trong và sau khi tiêm phòng dại 6 tháng. Một số rất ít trường hợp sau tiêm có thể có một vài phản ứng phụ như: tấy đỏ, ngứa nơi tiêm, đau đầu, bồn nôn…và thường xuất hiện sau mũi tiêm thứ 3 trở đi. Khi có những biểu trên, cần đến ngay phòng tiêm để được hướng dẫn, xử trí kịp thời.
6. PHÒNG BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
- Không tiếp xúc, vuốt ve, ôm các con vật nuôi xa lạ, vì chúng có thể bất ngờ cắn người muốn tiếp cận với chúng.
- Chích ngừa cho 100% chó, mèo nuôi.
- Diệt động vật, gia súc nghi bị súc vật dại cắn. Chó nuôi phải xích, nhốt, chó ra đường phải rọ mõm.
- Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn, liếm phải đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và tiêm phòng theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.
Tin cùng chuyên mục
-
BÀI TUYÊN TRUYỀN SAY NẮNG, SAY NÓNG
06/08/2024 09:43:49 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON
06/08/2024 09:40:51 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN TÁC HẠI CỦA HÚT THUỐC LÁ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
06/08/2024 09:38:03 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC RƯỢU
06/08/2024 09:34:50
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH DẠI
Theo thông báo của trung tâm y tế huyện Triệu sơn , trên địa bàn huyện bệnh dại đang diễn biến phức tạp đã có bện nhân tử vong do bệnh dại .Kính mời toàn thể nhân dân đón nghe chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe với nội dung Phòng ngừa bệnh dại tại cộng đồng.
1. BỆNH DẠI LÀ GÌ?
Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng cấp tính do bị nhiễm vi rút Dại. Súc vật dại cắn người thường là chó, mèo, … Tuy nhiên, không chỉ có chó, ở Trung và Nam Mỹ đàn dơi hút máu, đàn dơi ăn hoa quả và dơi ăn côn trùng cũng mang virút Dại. Ở nước ta, chó nhà nuôi là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất (95-97%)
Bệnh rất nguy hiểm vì khi đã lên cơn Dại thì 100% bệnh nhân tử vong.
2. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH DẠI:
Người bị con vật nhiễm virus dại cắn sẽ ủ bệnh trong khoảng 2-8 tuần lễ (có thể chỉ khoảng 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài 1 năm, thậm chí lâu hơn). Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vị trí vết cắn và số lượng virus xâm nhập cơ thể qua vết cắn. Cơn dại bắt đầu với cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, khó chịu và cảm giác dị thường liên quan đến vết thương do súc vật cắn. Mỗi khi nhìn thấy nước hoặc uống nước, cơ nuốt co thắt làm cho bệnh nhân sợ hãi. Sau đó, bệnh tiến triển đến liệt, có cơn điên cuồng hoặc co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 đến 6 ngày, đôi khi lâu hơn. Nạn nhân chết do liệt cơ hô hấp. Tất cả những bệnh nhân đã lên cơn dại đều tử vong.
3. BỆNH DẠI LÂY TỪ NGƯỜI SANG NGƯỜI:
Người mắc bệnh dại là do virus dại từ nước dãi của súc vật nhiễm bệnh truyền vào cơ thể qua vết cắn (hoặc vết cào, vết rách, xước trên da, thậm chí qua niêm mạc còn lành lặn). Sự lây truyền bệnh dại từ người sang người có thể xảy ra nếu trong nước dãi của người bị bệnh có virus dại và truyền qua người lành qua vết cắn.
4. CÁCH XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG DO SÚC VẬT CẮN:
Khi bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng phải coi như một trường hợp cấp cứu. Phải rửa kỹ vết thương ngay bằng nước xà bông đặc, nước muối hoà đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc... không nên băng kín vết thương.
5. NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHẢI ĐI TIÊM PHÒNG VACXIN PHÒNG DẠI VÀ HUYẾT THANH KHÁNG DẠI NGAY:
- Bao gồm các trường hợp người bị súc vật cắn mà con vật lên cơn dại hoặc nghi dại; vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ; hoặc ở các vị trí khác nhưng có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu; không theo dõi được con vật; con vật đó nghi ngờ bị bệnh dại; tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó có súc vật bị dại.
Các trường hợp khác:
- Cần theo dõi con vật trong 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt v.v phải đi tiêm phòng ngay. Nếu sau 15 ngày, kể từ khi người bị con vật cắn mà con vật đó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm phòng.
- Phải tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với từng loại vaccine dại. Trong thời gian tiêm không nên làm việc quá sức, không uống rượu và dùng các chất kích thích. Không dùng các thuốc làm giảm miễn dịch của cơ thể... trong và sau khi tiêm phòng dại 6 tháng. Một số rất ít trường hợp sau tiêm có thể có một vài phản ứng phụ như: tấy đỏ, ngứa nơi tiêm, đau đầu, bồn nôn…và thường xuất hiện sau mũi tiêm thứ 3 trở đi. Khi có những biểu trên, cần đến ngay phòng tiêm để được hướng dẫn, xử trí kịp thời.
6. PHÒNG BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
- Không tiếp xúc, vuốt ve, ôm các con vật nuôi xa lạ, vì chúng có thể bất ngờ cắn người muốn tiếp cận với chúng.
- Chích ngừa cho 100% chó, mèo nuôi.
- Diệt động vật, gia súc nghi bị súc vật dại cắn. Chó nuôi phải xích, nhốt, chó ra đường phải rọ mõm.
- Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn, liếm phải đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và tiêm phòng theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.
Tin khác
Tin nóng
Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới
-
Huyện Triệu Sơn: Sau 3 năm xây dựng nông thôn mới
18/03/2015 -
Làm giàu từ đề án xóa nghèo
03/02/2015 -
Những cái mới ở vùng nông thôn Triệu Sơn
03/02/2015 -
Chị Lê Thị Mùa xã Vân sơn phát triển mô hình trồng nấm tại gia đình
03/02/2015 -
Thoát nghèo từ mô hình “Xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng”
26/12/2014