Thoát nghèo từ mô hình “Xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng”

Ngày 26/12/2014 00:18:55

Thoát nghèo từ đàn thỏ

 Chúng tôi về Triệu Sơn vào một ngày đầu tháng Mười – thời điểm bà con nông dân đang tất bật hoàn tất những công việc cuối cùng cho một vụ mùa bội thu. Trên đồng, xen giữa những làn khói là lác đác những thửa ruộng chín muộn còn sót lại. Gặp chúng tôi khi đang quạt nốt mẻ lúa trên sân, chị Hoàng Thị Phượng cũng không giấu được niềm vui của mình qua nụ cười của người nông dân được mùa. Niềm vui của chị không chỉ bởi 3 sào lúa của gia đình vụ này cho năng suất bội thu, mà còn bởi mô hình nuôi thỏ giống, thỏ thương phẩm do dự án "Xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng” do MTTQ huyện Triệu Sơn xây dựng, đã và đang giúp chị và nhiều gia đình khác có cùng hoàn cảnh dần thoát nghèo và có "bát ăn, bát để”.
Hieu qua tu mot mo hinh.JPG
Ông Hà Hữu Khang - Chủ tịch UBMTTQ huyện Triệu Sơn (người đứng giữa) thăm mô hình nuôi thỏ của bà con Thoát nghèo từ đàn thỏ

 
 Vừa niềm nở rót nước mời khách, chị Phượng vừa kể: Nhà tôi có 4 khẩu, chồng lại đi làm ăn xa, mỗi năm chỉ về một lần nên mọi chi tiêu của cả gia đình quanh năm chỉ trông vào 3 sào ruộng khoán vì thế trong thời gian dài kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, loay hoay mãi không thoát được nghèo. Năm 2012, từ mô hình "Xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng” do MTTQ huyện phát động, chị được vay 3 triệu đồng với lãi suất 0,5% cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, ngày công, chị bắt tay vào xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ giống và thỏ thương phẩm. 
 
Với sự siêng năng, chăm chỉ học hỏi, hiện nay trong trại chăn nuôi của mình chị Phượng đã có 40 thỏ mẹ sinh sản đều đặn 45 ngày một lứa, mỗi lứa từ 7-8 con/1 thỏ mẹ và duy trì đàn thỏ giống và thỏ thương phẩm lên đến hơn 300 con. Trại nuôi thỏ của chị đến nay mỗi tháng cho thu nhập từ 4 – 5 triệu đồng. "Trước kia, mức thu nhập này là một mơ ước lớn đối với gia đình. Với mô hình chăn nuôi mang tính chất lấy ngắn nuôi dài này, người nông dân nghèo trên địa bàn xã Hợp Tiến nói riêng đang thực sự thoát nghèo. Điều mong muốn nhất hiện nay của chúng tôi là tiếp tục được nhà nước tạo điều kiện vay thêm vốn, tư vấn về khoa học kỹ thuật để ổn định và mở rộng thêm trang trại, tăng thu nhập và có thêm điều kiện giúp đỡ các hộ khác cùng phát triển”, chị Phượng chia sẻ thêm.
 
Ông Hoàng Dương Lịch – Chủ tịch MTTQ xã Hợp Tiến cho biết: Sau khi MTTQ huyện đưa đề án "xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng” xuống cơ sở, xã đã thành lập 2 câu lạc bộ giúp nhau xóa nghèo với 100 thành viên. Ở đây, các thành viên được tư vấn, học hỏi khoa học, kỹ thuật về chăn nuôi, hỗ trợ nhau về ngày công để xây dựng các mô hình chăn nuôi phù hợp, hiệu quả. Với tính sát thực của mình, mô hình hình này đã thực sự giúp người nghèo trong xã thoát nghèo. Nếu như tỉ lệ hộ nghèo của toàn xã năm 2012 vẫn còn đến 29%, thì đến năm 2013 đã giảm xuống còn hơn 20%. Mặc dù tỉ lệ này vẫn còn khá cao so với mặt bằng chung của toàn huyện nhưng nó cho thấy hiệu quả của đề án.
 
Công của người làm Mặt trận
 
Qua thực tế thành công của mô hình giúp người nghèo thoát nghèo tại huyện Triệu Sơn, có thể nói đây là công đầu của những người làm công tác Mặt trận của địa phương. Mô hình nuôi thỏ của gia đình chị Phượng chỉ là một trong số hàng trăm mô hình chăn nuôi, phát triển kinh tế hiệu quả khác mà MTTQ huyện Triệu Sơn đã và đang dày công gây dựng. Để thực hiện hiệu quả đề án, hiện nay toàn huyện đã thành lập được 12 câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau phát triển kinh tế được thành lập, với 568 thành viên. Mỗi câu lạc bộ được dự án hỗ trợ 100 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ "Vì người nghèo” dùng làm quỹ vốn vay quay vòng. 
 
Ông Hà Hữu Khang - Chủ tịch UBMTTQ huyện Triệu Sơn cho biết: "Số tiền 100 triệu đồng sẽ được giao cho Ban chủ nhiệm tại các câu lạc bộ quản lý. Từ đó, các thành viên được vay với mức tối đa là 3 triệu đồng, số lãi thu được sẽ được Ban chủ nhiệm câu lạc bộ giữ lại sử dụng vào việc chăm sóc, thăm hỏi, động viên các thành viên khi đau ốm, gia sự hiếu, hỉ, hội họp chia sẻ kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật, tiền xăng xe cho các tình nguyện viên. Hoạt động của các câu lạc bộ đã thể hiện được tính nhân văn, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm, đồng thời cũng góp phần cùng với cấp ủy chính quyền thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, góp một phần lớn vào chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay của địa phương”, ông Hà Hữu Khang cho biết.
 
Nguyễn Chung -  Báo Đại đoàn kết

Thoát nghèo từ mô hình “Xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng”

Đăng lúc: 26/12/2014 00:18:55 (GMT+7)

Thoát nghèo từ đàn thỏ

 Chúng tôi về Triệu Sơn vào một ngày đầu tháng Mười – thời điểm bà con nông dân đang tất bật hoàn tất những công việc cuối cùng cho một vụ mùa bội thu. Trên đồng, xen giữa những làn khói là lác đác những thửa ruộng chín muộn còn sót lại. Gặp chúng tôi khi đang quạt nốt mẻ lúa trên sân, chị Hoàng Thị Phượng cũng không giấu được niềm vui của mình qua nụ cười của người nông dân được mùa. Niềm vui của chị không chỉ bởi 3 sào lúa của gia đình vụ này cho năng suất bội thu, mà còn bởi mô hình nuôi thỏ giống, thỏ thương phẩm do dự án "Xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng” do MTTQ huyện Triệu Sơn xây dựng, đã và đang giúp chị và nhiều gia đình khác có cùng hoàn cảnh dần thoát nghèo và có "bát ăn, bát để”.
Hieu qua tu mot mo hinh.JPG
Ông Hà Hữu Khang - Chủ tịch UBMTTQ huyện Triệu Sơn (người đứng giữa) thăm mô hình nuôi thỏ của bà con Thoát nghèo từ đàn thỏ

 
 Vừa niềm nở rót nước mời khách, chị Phượng vừa kể: Nhà tôi có 4 khẩu, chồng lại đi làm ăn xa, mỗi năm chỉ về một lần nên mọi chi tiêu của cả gia đình quanh năm chỉ trông vào 3 sào ruộng khoán vì thế trong thời gian dài kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, loay hoay mãi không thoát được nghèo. Năm 2012, từ mô hình "Xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng” do MTTQ huyện phát động, chị được vay 3 triệu đồng với lãi suất 0,5% cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, ngày công, chị bắt tay vào xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ giống và thỏ thương phẩm. 
 
Với sự siêng năng, chăm chỉ học hỏi, hiện nay trong trại chăn nuôi của mình chị Phượng đã có 40 thỏ mẹ sinh sản đều đặn 45 ngày một lứa, mỗi lứa từ 7-8 con/1 thỏ mẹ và duy trì đàn thỏ giống và thỏ thương phẩm lên đến hơn 300 con. Trại nuôi thỏ của chị đến nay mỗi tháng cho thu nhập từ 4 – 5 triệu đồng. "Trước kia, mức thu nhập này là một mơ ước lớn đối với gia đình. Với mô hình chăn nuôi mang tính chất lấy ngắn nuôi dài này, người nông dân nghèo trên địa bàn xã Hợp Tiến nói riêng đang thực sự thoát nghèo. Điều mong muốn nhất hiện nay của chúng tôi là tiếp tục được nhà nước tạo điều kiện vay thêm vốn, tư vấn về khoa học kỹ thuật để ổn định và mở rộng thêm trang trại, tăng thu nhập và có thêm điều kiện giúp đỡ các hộ khác cùng phát triển”, chị Phượng chia sẻ thêm.
 
Ông Hoàng Dương Lịch – Chủ tịch MTTQ xã Hợp Tiến cho biết: Sau khi MTTQ huyện đưa đề án "xóa nghèo bền vững dựa vào cộng đồng” xuống cơ sở, xã đã thành lập 2 câu lạc bộ giúp nhau xóa nghèo với 100 thành viên. Ở đây, các thành viên được tư vấn, học hỏi khoa học, kỹ thuật về chăn nuôi, hỗ trợ nhau về ngày công để xây dựng các mô hình chăn nuôi phù hợp, hiệu quả. Với tính sát thực của mình, mô hình hình này đã thực sự giúp người nghèo trong xã thoát nghèo. Nếu như tỉ lệ hộ nghèo của toàn xã năm 2012 vẫn còn đến 29%, thì đến năm 2013 đã giảm xuống còn hơn 20%. Mặc dù tỉ lệ này vẫn còn khá cao so với mặt bằng chung của toàn huyện nhưng nó cho thấy hiệu quả của đề án.
 
Công của người làm Mặt trận
 
Qua thực tế thành công của mô hình giúp người nghèo thoát nghèo tại huyện Triệu Sơn, có thể nói đây là công đầu của những người làm công tác Mặt trận của địa phương. Mô hình nuôi thỏ của gia đình chị Phượng chỉ là một trong số hàng trăm mô hình chăn nuôi, phát triển kinh tế hiệu quả khác mà MTTQ huyện Triệu Sơn đã và đang dày công gây dựng. Để thực hiện hiệu quả đề án, hiện nay toàn huyện đã thành lập được 12 câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau phát triển kinh tế được thành lập, với 568 thành viên. Mỗi câu lạc bộ được dự án hỗ trợ 100 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ "Vì người nghèo” dùng làm quỹ vốn vay quay vòng. 
 
Ông Hà Hữu Khang - Chủ tịch UBMTTQ huyện Triệu Sơn cho biết: "Số tiền 100 triệu đồng sẽ được giao cho Ban chủ nhiệm tại các câu lạc bộ quản lý. Từ đó, các thành viên được vay với mức tối đa là 3 triệu đồng, số lãi thu được sẽ được Ban chủ nhiệm câu lạc bộ giữ lại sử dụng vào việc chăm sóc, thăm hỏi, động viên các thành viên khi đau ốm, gia sự hiếu, hỉ, hội họp chia sẻ kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật, tiền xăng xe cho các tình nguyện viên. Hoạt động của các câu lạc bộ đã thể hiện được tính nhân văn, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm, đồng thời cũng góp phần cùng với cấp ủy chính quyền thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, góp một phần lớn vào chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay của địa phương”, ông Hà Hữu Khang cho biết.
 
Nguyễn Chung -  Báo Đại đoàn kết