Chuyện làm OCOP ở xã nghèo thuộc diện 135

Ngày 25/01/2021 12:00:32

Chè sạch Bình Sơn và Mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất, là hai sản phẩm đầu tiên của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

 Xã Bình Sơn hiện có khoảng 500 hộ dân trồng chè, trung bình mỗi hộ có từ 0,5 đến 2 ha chè, tuy nhiên, người dân chủ yếu sản xuất thủ công, quy mô nhỏ, lẻ, manh mún, do vậy để xây dựng sản phẩm đủ tiêu chuẩn để được đánh giá xếp loại OCOP 3 sao là cả một quá trình với nhiều khó khăn, thử thách. Xác định thế mạnh và những khó khăn hiện có, Hợp tác xã nông lâm nghiệp Bình Sơn đã liên kết 20 hộ trồng chè tham gia sản xuất tập trung, với tổng diện tích hơn 30 ha.
Để từng bước thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của bà con, hợp tác xã đã tổ chức đưa người dân đi học tập kinh nghiệm, tham khảo mô hình sản xuất chè ở nhiều tỉnh, thành phố như: Thái Nguyên, Sơn La, Tuyên Quang... Phát triển mô hình “Mỗi hộ gia đình là 1 nhà máy chế biến chè”, các hộ đã mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại phục vụ cho công đoạn sao chè, đóng hút chân không, in lô gô, nhãn mác... tạo ra những sản phẩm chất lượng, có mẫu mã đẹp.

Để tìm đầu ra cho sản phẩm, hợp tác xã đã phối hợp với các sở, ngành từng bước đưa sản phẩm chè Bình Sơn giới thiệu tại các các điểm trưng bày sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh; tham gia các hội chợ, triển lãm... Đây là kênh quảng bá hiệu quả để sản phẩm chè của địa phương tiến xa hơn, từng bước tìm được chỗ đứng trên thị trường. Từ khi trở thành sản phẩm OCOP chất lương 3 sao, hàng năm, hợp tác xã đưa ra thị trường khoảng 45 tấn chè khô/năm, thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm, giúp nhiều hộ đã cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập nhờ cây chè...

Anh Lê Văn Luân, thôn Đông Tranh, xã Bình Sơn cho biết, gia đình có truyền thống trồng và chế biến chè hơn 20 năm nay, tuy nhiên trước đây sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả không cao. Từ ngày tham gia Hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn, gia đình được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn VietGap. Mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất, nên hiệu quả kinh tế mang lại từ trồng và chế biến chè cao hơn nhiều so với trước kia.

Chuyện làm OCOP ở xã nghèo thuộc diện 135

Đăng lúc: 25/01/2021 12:00:32 (GMT+7)

Chè sạch Bình Sơn và Mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất, là hai sản phẩm đầu tiên của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

 Xã Bình Sơn hiện có khoảng 500 hộ dân trồng chè, trung bình mỗi hộ có từ 0,5 đến 2 ha chè, tuy nhiên, người dân chủ yếu sản xuất thủ công, quy mô nhỏ, lẻ, manh mún, do vậy để xây dựng sản phẩm đủ tiêu chuẩn để được đánh giá xếp loại OCOP 3 sao là cả một quá trình với nhiều khó khăn, thử thách. Xác định thế mạnh và những khó khăn hiện có, Hợp tác xã nông lâm nghiệp Bình Sơn đã liên kết 20 hộ trồng chè tham gia sản xuất tập trung, với tổng diện tích hơn 30 ha.
Để từng bước thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của bà con, hợp tác xã đã tổ chức đưa người dân đi học tập kinh nghiệm, tham khảo mô hình sản xuất chè ở nhiều tỉnh, thành phố như: Thái Nguyên, Sơn La, Tuyên Quang... Phát triển mô hình “Mỗi hộ gia đình là 1 nhà máy chế biến chè”, các hộ đã mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại phục vụ cho công đoạn sao chè, đóng hút chân không, in lô gô, nhãn mác... tạo ra những sản phẩm chất lượng, có mẫu mã đẹp.

Để tìm đầu ra cho sản phẩm, hợp tác xã đã phối hợp với các sở, ngành từng bước đưa sản phẩm chè Bình Sơn giới thiệu tại các các điểm trưng bày sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh; tham gia các hội chợ, triển lãm... Đây là kênh quảng bá hiệu quả để sản phẩm chè của địa phương tiến xa hơn, từng bước tìm được chỗ đứng trên thị trường. Từ khi trở thành sản phẩm OCOP chất lương 3 sao, hàng năm, hợp tác xã đưa ra thị trường khoảng 45 tấn chè khô/năm, thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm, giúp nhiều hộ đã cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập nhờ cây chè...

Anh Lê Văn Luân, thôn Đông Tranh, xã Bình Sơn cho biết, gia đình có truyền thống trồng và chế biến chè hơn 20 năm nay, tuy nhiên trước đây sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả không cao. Từ ngày tham gia Hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn, gia đình được đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn VietGap. Mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất, nên hiệu quả kinh tế mang lại từ trồng và chế biến chè cao hơn nhiều so với trước kia.